Chi tiết

Công nghệ cọc xi măng đất


Cọc xi măng đất (hay còn gọi là cột xi măng đất, trụ xi măng đất), được thi công tạo thành  theo phương pháp khoan trộn sâu. Dùng máy khoan và các thiết bị chuyên dùng (cần khoan, mũi khoan…) khoan vào đất với đường kính và chiều sâu lỗ khoan theo thiết kế.

Cọc xi măng đất (hay còn gọi là cột xi măng đất, trụ xi măng đất), được thi công tạo thành  theo phương pháp khoan trộn sâu. Dùng máy khoan và các thiết bị chuyên dùng (cần khoan, mũi khoan…) khoan vào đất với đường kính và chiều sâu lỗ khoan theo thiết kế. Đất trong quá trình khoan không được lấy lên khỏi lỗ khoan mà bị phá vỡ kết cấu, được các cánh mũi khoan nghiền tơi, trộn đều với chất kết dính (chất kết dính thông thường là xi măng hoặc vôi, thạch cao… đôi khi có thêm chất phụ gia và cát).

Quá trình phun (hoặc bơm) chất kết dính để trộn với đất trong hố khoan, tuỳ theo yêu cầu có thể được thực hiện ở cả hai pha khoan xuống và rút lên của mũi khoan hoặc chỉ thực hiện ở pha rút mũi khoan lên. Để tránh lãng phí xi măng, hạn chế xi măng thoát ra khỏi mặt đất gây ô nhiễm môi trường thông thường khi rút mũi khoan lên cách độ cao mặt đất từ 0.5m đến 1.5m người ta dừng phun chất kết dính, nhưng đoạn cọc 0.5m đến 1.5m này vẫn được phun đầy đủ chất kết dính là nhờ chất kết dính có trong đường ống tiếp tục được phun (hoặc bơm) vào hố khoan.

Khi mũi khoan được rút lên khỏi hố khoan, trong hố khoan còn lại đất đã được trộn đều với chất kết dính dần dần đông cứng tạo thành cọc xi măng đất.

Hiện nay trên thế giới có hai công nghệ được áp dụng phổ biến là công nghệ của Châu Âu và công nghệ của Nhật Bản.

Ở Việt Nam đang áp dụng phổ biến là công nghệ của Nhật Bản với hai phương pháp trộn khô và trộn ướt.

- Trộn khô là quá trình phun trộn xi măng khô với đất có hoặc không có chất phụ gia.

- Trộn ướt là quá trình bơm trộn vữa xi măng với đất có hoặc không có chất phụ gia.

Mỗi phương pháp trộn (khô hoặc ướt) có thiết bị giây chuyền thi công kỹ thuật, thi công phun (bơm) trộn khác nhau.

- Phạm vi ứng dụng, ưu điểm của cọc xi măng đất.

Cọc xi măng đất được áp dụng rộng rãi trong việc xử lý móng và nền đất yếu cho các công trình xây dựng giao thông, thuỷ lợi, sân bay, bến cảng…như: làm tường hào chống thấm cho đê đập, sửa chữa thấm mang cống và đáy cống, sử dụng tường chắn, gia cố đất xung quanh đường hầm, chống trượt đất cho mái dốc…

- Ưu điểm nổi bật của cọc xi măng đất là:

+ Thi công nhanh, kỹ thuật thi công không phức tạp, không có yếu tố rủi ro cao.

+ Hiệu quả kinh tế cao.

+ Rất thích hợp cho công tác sử lý nền, sử lý móng cho các công trình ở các khu vực đất yếu như bãi bồi, ven sông, ven biển

+ Thi công được trong điều kiện mặt bằng chật hẹp, mặt bằng ngập nước

+ Khả năng sử lý sâu (có thể đến 50m).

Cùng chuyên mục


Các thông tin có thể bạn quan tâm.

Hà Thành luôn đi đầu trong công nghệ xử lý móng và nền đất yếu